Trường Mầm non Nà Bủnghttps://mnnabung.nampo.edu.vn/uploads/logo11.png
Chủ nhật - 01/12/2024 12:24
Để đảm bảo kết quả tốt chất lượng học sinh cô và trò lớp mẫu giáo 5-6 tuổi bản Púng Pá Kha đã tổ chức một số hoạt động học trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giờ học cho trẻ phù hợp với trẻ trong lớp 100% trẻ là dân tộc thiểu số hạn chế về tiếng Việt.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I LỚP MẪU GIÁO 5-6 TUỔI BẢN PÚNG PÁ KHA
Trong việc công tác chuẩn bị rèn trẻ các nội dung giáo dục cho việc nâng cao chất lượng học sinh cuối học kỳ I là rất cần thiết hiểu được điều đó. Để đảm bảo kết quả tốt chất lượng học sinh cô và trò lớp mẫu giáo 5-6 tuổi bản Púng Pá Kha đã tổ chức một số hoạt động học trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giờ học cho trẻ phù hợp với trẻ trong lớp 100% trẻ là dân tộc thiểu số hạn chế về tiếng Việt. Do vậy, một trong những nguyên tắc vận dụng các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ nói chung và hoạt động học nói riêng là "Hướng vào sự tương tác giữa trẻ với nhau nên tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức chia trẻ thành các nhóm nhỏ theo độ tuổi như: Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ hơn theo khả năng nhận thức của từng trẻ như: Nhóm 1: Tôi chọn những trẻ còn chậm về các chữ cái, chữ số đã học, thành một nhóm. Tại nhóm chậm về chữ số và chữ cái tôi sẽ cho trẻ ôn luyện tương tác với nhau tôi chọn ra 1 trẻ để giơ thẻ chứ và số cho các trẻ đọc theo, với nhóm này tôi còn tổ chức cho các trẻ tô các nét chữ cái và số để trẻ nhớ cấu tạo của chữ và số từ đó trẻ sẽ nhớ được cái chữ cái và số nhanh hơn. Hình ảnh trẻ học chữ cái và số Nhóm 2: Tôi cho trẻ ôn lại các hình, khối, màu sắc, so sánh chiều cao, chiều dài của 2,3 đối tượng, lô tô các chủ đề. Hình ảnh trẻ so sánh kích thước, hình khối màu sắc
Nhóm 3: Tôi cho trẻ tự giới thiệu về bản thân, sở thích , tên lớp, tên trường đang học, người thân trong gia đình…
Hình ảnh trẻ kể chuyện sáng tạo Nhóm 4: Tôi cho trẻ ôn lại các thơ, câu truyện trẻ đã được học, để trẻ nhớ lại nội dung câu truyện bài thơ... Chia nhóm như vậy tôi thấy dễ dàng bao quát và hướng dẫn trẻ, ngoài ra trẻ còn hứng thú thi đua nhau giữa các nhóm để được khen ngợi, vừa làm cho trẻ dễ tiếp thu mà không bị chi phối nhiều nội dung. Hình thức này có thể tổ chức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi ít bị gò bó. Vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường xung quanh để khuyến khích trẻ học. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp trẻ phát triển thể lực, trí thông minh và phát triển nhân cách cho trẻ. Tác giả: Lường Thị Thu (GVCN lớp MG 5-6t- Púng Pá Kha)